ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM, CẤU TẠO HỆ THỐNG TREO ĐỘC LẬP TAY ĐÒN KÉP

Rate this post

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM, CẤU TẠO HỆ THỐNG TREO ĐỘC LẬP TAY ĐÒN KÉP

Hệ thống treo độc lập tay đòn kép mang lại sự thoải mái, êm ái và khả năng mang tải trọng tốt hơn cho xe ô tô. Treo độc lập tay đòn kép đang được sử dụng nhiều trên xe ô tô phổ thông hiện nay. Cùng VNECU tìm hiểu cấu tạo, ưu và nhược điểm của nó. Cùng với đó là tìm hiểu cách thức hệ thống treo độc lập này hoạt động. 

1. LỊCH SỬ RA ĐỜI HỆ THỐNG TREO ĐỘC LẬP TAY ĐÒN KÉP

Hệ thống treo tay đòn kép hay treo 2 càng chữ A lần đầu tiên ra đời từ những năm 30 của thế kỷ trước. Hãng xe Citroen nước Pháp là nơi đầu tiên sử dụng hệ thống treo này trên chiếc Rosalie 1934 và trên mẫu Traction Avant. Hiện nay treo tay đòn kép được dùng phổ biến ở hệ thống treo trước của xe tải nhỏ, hệ thống treo trước hoặc sau ở các xe du lịch.

Hệ thống treo tay đòn kép hay treo 2 càng chữ A hiện đang rất phổ biến (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hệ thống treo tay đòn kép hay treo 2 càng chữ A hiện đang rất phổ biến (Ảnh: Sưu tầm internet)

Treo tay đòn kép là một hệ thống treo trong các hệ thống treo độc lập trên ô tô. Đặc điểm là có 2 càng kéo hình chữ A nên còn được gọi là treo 2 càng chữ A, ngoài ra sự khác biệt so với các hệ thống treo độc lập khác là sở hữu 3 thanh dẫn hướng độ dài, ngắn khác nhau. 

2. CẤU TẠO HỆ THỐNG TREO ĐỘC LẬP TAY ĐÒN KÉP

Hệ thống treo 2 càng chữ A vẫn bao gồm 3 bộ phận là lò xo, giảm xóc giảm chấn và bộ phận điều hướng giống như các hệ thống treo độc lập khác. Nhưng khác biệt của nó so với treo MacPherson (hệ thống treo 1 càng chữ A) là bộ phận điều hướng bao gồm 2 thanh dẫn và có chiều dài ngắn khác nhau.

Cấu tạo hệ thống treo 2 càng chữ A vẫn bao gồm 3 bộ phận chính (Ảnh: Sưu tầm internet)
Cấu tạo hệ thống treo 2 càng chữ A vẫn bao gồm 3 bộ phận chính (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cấu tạo hệ thống này thường có cánh tay chữ A và ngắn hơn mắt xích phía dưới là cánh tay chữ A hoặc cánh tay chữ L. Ngoài ra trong kết cấu treo tay đòn kép, bốn thanh được hình thành do chiều dài tay đòn không bằng nhau nên sẽ thay đổi độ khum của xe khi lăn bánh. Khi đó giữ cho bánh tiếp xúc vuông góc với mặt đất, tăng khả năng vào cua của xe. Nó cũng làm giảm sự mài mòn ở mép ngoài đối với lốp.

Trong cơ cấu của tay đòn kép còn chứa một chốt chính để chuyển động xuyên tâm giữa đầu ngoài của cánh tay. Ngoài ra còn có  các ống lót bằng cao su hoặc trục để chuyển động theo bản lề dọc. Trong những thiết kế hiện đại hơn, mỗi đầu còn có khớp nối ở trung tâm của nó là một trục ổ trục, khớp bi ở thân,…

3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TREO 2 CÀNG CHỮ A 

Với cấu tạo như đã chia sẻ ở trên, các bạn cũng phần nào định hình được ưu và nhược điểm của hệ thống treo độ claapj tay đòn kép. Dưới đây chúng tôi sẽ nếu cụ thể, để biết đâu chiếc xe của bạn đang sử dụng hệ thống treo này, bạn sẽ biết nó có ưu và nhược điểm gì nhé.

3.1. Ưu điểm: của hệ thống treo 2 càng chữ A

  • Góc đặt bánh xe được ổn định: Ưu điểm của treo độc lập tay đòn kép dễ thấy là góc đặt bánh xe sẽ ổn định hơn, giúp cảm giác lái khi xe vào cua tốt hơn. Bởi sự chắc chắn của hệ thống sẽ hạn chế lắc ngang xe nếu đường có trơn trượt và di chuyển tốc độ cao.
  • Tạo sự linh hoạt trong việc sắp xếp các thành phần: Các thành phần trong cơ cấu của hệ thống này như lò xo, giảm chấn sẽ được sắp xếp dễ dàng và linh hoạt hơn tạo sự dễ dàng trong điều chỉnh động học của xe với hệ thống treo, tối ưu hóa quá trình vận hành
  • Hạn chế mòn lốp: Vì tay đòn trên ngắn hơn nên bánh xe giữ chắc, không bị ngửa ra ngoài, giúp việc quay vòng ổn định. Khi đó khoảng cách bánh xe không thay đổi nhiều trong quá trình di chuyển nên hạn chế được mòn lốp.
Ưu điểm của treo tay đòn kép tạo sự ổn định, hạn chế mòn lốp xe (Ảnh: Sưu tầm internet)
Ưu điểm của treo tay đòn kép tạo sự ổn định, hạn chế mòn lốp xe (Ảnh: Sưu tầm internet)

3.2. Nhược điểm: hệ thống treo độc lập tay đòn kép

Tất nhiên bất kỳ hệ thống treo nào cũng không thể đạt được sự hoàn hảo. Mặc dùng được sử dụng khá phổ biến trên thị trường ô tô hiện tại nhưng treo 2 càng chữ A vẫn có những nhược điểm:

  • Chi phí bảo dưỡng: Nhiều thi tiết dẫn đến bảo dưỡng và sửa chữa khó hơn, giá thành cao hơn so với treo độc lập Macpherson.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao: Đặc tính ngắn của trục chính và dài của trục phụ khiến sự cẩn thận khi thiết lập và sử dụng hệ thống treo này. Hiện tượng cong các tay đòn đã từng xảy ra và gây nguy hiểm đối với người lái xe.
Nhược điểm của treo độc lập tay đòn kép là chi phí bảo dưỡng cao (Ảnh: Sưu tầm internet)
Nhược điểm của treo độc lập tay đòn kép là chi phí bảo dưỡng cao (Ảnh: Sưu tầm internet)

4. NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG THẤY TRÊN TAY ĐÒN KÉP

Khi có các sự cố với hệ thống treo, đó chắc chắn là các vấn đề mà bạn sẽ phải lưu ý. Nếu thấy các hiện tượng dưới đây thì hãy đưa xe đến Gara để kiểm tra và sửa chữa hệ thống treo của bạn nhé. Đặc biệt với treo tay đòn kép, đây là các lỗi thường rất hay gặp.

4.1. Hỏng càng chữ A, càng bị cong 

Phuộc A được coi là bản lề quan trọng nhất đối với hệ thống treo độc lập tay đòn kép. Bộ phận này cũng đóng vai trò chịu lực chính, giữ bánh xe với khung và nối ghi đông với bánh xe. Tuy nhiên bộ phận này sẽ bị mài mòn do phải hấp thụ lực khi va chạm gây ra các sự cố khi vận hành xe. Hoặc là khi xe tăng tốc, độ mong của lốp nhiều cũng dẫn đến hư hỏng càng chữ A này.

Hiện tượng càng chữ A bị cong, vênh xảy ra khá thường xuyên (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hiện tượng càng chữ A bị cong, vênh xảy ra khá thường xuyên (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dấu hiệu hỏng càng treo có thể đến từ tiếng lách cách hoặc lạch cạch khi xe tăng tốc hoặc khi vô lăng bị lỏng. Điều khiển xe cảm thấy rung lắc, không được chắc chắn như bình thường.

4.2. Góc đặt bánh xe bị lệch 

Góc bánh xe bị lệch chính là dấu hiệu cho thấy hệ thống treo độc lập tay đòn kép có vấn đề và bất kỳ hệ thống treo nào khác cũng vậy. Vì bánh xe phải luôn được định hướng và căn chỉnh chính xác từ góc caster, camber hay góc đặt. Nếu góc bánh xe không chính xác, vô lăng sẽ không được định tâm và khi người lái vận hành cũng không mang lại cảm giác chính xác.

Góc đặt của bánh xe lệch cũng là hư hỏng ở hệ thống treo (Ảnh: Sưu tầm internet)
Góc đặt của bánh xe lệch cũng là hư hỏng ở hệ thống treo (Ảnh: Sưu tầm internet)

4.3. Hệ thống giảm xóc trong hệ thống treo hỏng 

Các phuộc giảm xóc trong hệ thống treo ô tô đảm nhiệm việc cung cấp lực cản dập tắt nhanh chóng các rung lắc trên xe. Nếu bộ phận này dùng nhiều không bảo dưỡng sẽ dẫn đến bị hao mòn và khi di chuyển trên những đoạn đường gồ ghề, bạn sẽ nhận thấy xe rung và giật hơn bình thường.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân từ xi-lanh, piston bị mòn, hở phốt và rò rỉ dầu sẽ khiến hiệu quả giảm xóc kém đi làm cho hệ thống treo hoạt động kém hiệu quả hơn. Giảm xóc cũng chính là nguyên nhân sẽ khiến hệ thống treo độc lập tay đòn kép nhanh bị cong, vênh hơn bình thường.

4.4. Hỏng các đàn hồi trong hệ thống treo 

Trên mỗi hệ thống treo, hệ thống đàn hồi bằng cao su đảm nhận vai trò nâng đỡ trọng lượng của xe và là một yếu tố không thể thiếu. Khi các bộ phận này bị mòn hoặc hư hỏng chúng sẽ rơi ra ngoài khiến hệ thống treo gặp vấn đề. Đối với treo 2 càng chữ A là các miếng cao su giảm chấn hoặc các vòng bi.

Hỏng đàn hồi trong hệ thống treo (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hỏng đàn hồi trong hệ thống treo (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nếu không có các bộ phận này hỗ trợ, hệ thống treo sẽ phát ra tiếng ồn khi di chuyển trên những đoạn đường mấp mô, ổ gà…Xe có cảm giác lỏng lẻo, di chuyển không cân bằng và gãy hoặc cong càng chữ A nếu tình trạng này kéo dài.

4.5. Hỏng Rotuyn trụ 

Rotuyn trụ là bộ phận kết nối bánh xe với các càng chữ A hoặc chữ L phía dưới. Chúng đóng vai trò hấp thụ các xung chấn khi xe di chuyển lên/xuống hoặc vào cua đảm bảo thân xe ổn định. Những rotuyn này sau một thời gian dài sử dụng cũng sẽ có dấu hiệu bị hỏng. Khi đó xe sẽ xuất hiện tiếng kêu ken két ở hệ thống khung gầm, xe rung lắc, lốp có thể bị màn mòn nhanh hơn bình thường.

Hotline tư vấn dịch vụ sửa chữa tại Garage VES

Holine : 03.4224.8182 Mr SANG
Bình luận bài viết (0 bình luận)

error: Content is protected !!
Lên đầu trang