9 LỖI THƯỜNG GẶP CỦA HỆ THỐNG PHANH & CÁCH KHẮC PHỤC ĐƠN GIẢN

Rate this post

Cũng như các bộ phận khác trên ô tô, hệ thống phanh mỗi khi gặp vấn đề thì cần phải tìm cách sửa chữa, thậm chí là thay mới các chi tiết. Bài viết sau đây VNECU xin gửi đến các bạn 9 hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh và cách sửa chữa đơn giản nhất, đạt hiệu quả tốt nhất. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

1. LỖI THƯỜNG GẶP CỦA HỆ THỐNG PHANH

1.1. MỨC DẦU PHANH THẤP

Trường hợp khi xảy ra hiện tượng mức dầu phanh ô tô thấp có thể là do có rò rỉ phần bên trong của hệ thống hoặc do bị mòn má phanh. Nếu do rò rỉ thì đèn báo phanh trên taplo lúc này sẽ bật sáng. Trong hệ thống phanh khi xảy ra sự rò rỉ sẽ rất nguy hiểm vì trường hợp xấu nhất có thể xảy ra khi xe đang di chuyển là phanh không ăn.

Dầu Phanh Ô Tô
Giữ Cho Mức Dầu Phanh Luôn Đảm Bảo

Những chi tiết cần phải kiểm tra lúc này chính là xilanh, đường ống dầu phanh, xilanh phanh ở các bánh xe và cùm phanh. Chi tiết hư hỏng cần được thay thế nếu như có phát hiện rò rỉ. Trước khi các vấn đề được khắc phục và sửa chữa bạn tuyệt đối không nên sử dụng xe.

1.2. BÀN ĐẠP PHANH THẤP HOẶC QUÁ XÂU

Bàn Đạp Phanh
Bàn Đạp Phanh Quá Thấp Phanh Sẽ Không Ăn

Khi bị kẹt thanh điều chỉnh guốc phanh ở các bánh sau hoặc guốc phanh điều chỉnh sai thì có thể sẽ xảy ra hiện tượng bàn đạp phanh thấp. Lúc này để khôi phục lại được độ cao của bàn đạp phanh bạn chỉ cần cài đặt lại thanh điều chỉnh guốc phanh.

1.3. BÀN ĐẠP PHANH NHẸ 

Nguyên Nhân Bàn Đạp Phanh Quá Nhẹ
Bàn Đạp Phanh Quá Nhẹ Có Nhiều Nguyên Nhân

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng bàn đạp phanh nhẹ như:

  • Quy trình xả gió trong hệ thống phanh không được chính xác
  • Dầu phanh ở mức thấp
  • Trong hệ thống phanh có chứa không khí

Để có thể sửa chữa được lỗi bàn đạp nhanh nhẹ rất đơn giản, bạn chỉ cần châm thêm một ít dầu phanh vào hệ thống hoặc cần tiến hành các bước xả gió lại.

1.4. HÀNH TRÌNH PEDAL PHANH LỚN

Một số nguyên nhân có thể làm cho hành trình Pedal phanh lớn bao gồm:

  • Cài đặt sai độ cao guốc phanh ở các bánh xe sau
  • Trong hệ thống phanh có chứa không khí
  • Má phanh sau và má phanh trước bị mòn

Nếu trường hợp này xảy ra bạn có thể nhận biết rất đơn giản vì lúc này phanh xe của bạn sẽ không ăn, hoặc nếu phanh có ăn thì bạn cần đạp Pedal phanh đi nhiều hơn.

1.5. RUNG BÀN ĐẠP PHANH

Nếu trong khi đang lái xe chân bạn cảm nhận được bàn đạp phanh bị rung thì có thể do một số lý do các má phanh và đĩa phanh bị mòn không đều. Lúc này bạn chỉ cần rà lại các đĩa phanh hoặc lập tức thay thế các má phanh nhằm để chúng ăn khớp được với nhau.

1.6. KHI PHANH CÓ TIẾNG ỒN PHÁT RA 

Phanh Xe Phát Ra Tiếng Ồn
Phanh Phát Ra Tiếng Ồn Do Bố Phanh Mòn

Một khi lớp bố phanh bị mòn hết và má phanh chỉ còn lại lớp vật liệu cứng bên trong thì chứng tỏ má phanh đã quá mòn. Lúc này bạn đạp phanh thì đĩa phanh và má phanh sẽ cọ xát vào nhau và phát ra tiếng rít vô cùng khó nghe. Để đĩa phanh không bị mòn nhanh và không xuất hiện những vết xước thì bạn nên lập tức phải thay ngay má phanh.

1.7. KHI PHANH XE BỊ ĐẢO QUA 1 BÊN 

Phanh Ô Tô
Phanh Xe Bị Lao Sang 1 Bên Do 2 Bên Mòn Không Đều Nhau

Khi độ ăn của 2 bánh trước không đều nhau thì hiện tượng khiến xe bị lao sang một bên khi phanh sẽ xảy ra. Điều này có thể là do phanh của bánh bên phải ăn hơn bánh bên trái và ngược lại. Độ cao guốc phanh của 2 bánh trước bạn đều chỉnh không đều nhau hoặc khi phanh một bánh bị bó kẹt cũng sẽ khiến xe bị lao sang một bên.

Để có thể khắc phục và sửa chữa vấn đề này cũng không quá khó, bạn chỉ cần kiểm tra xem xilanh bánh xe có bị kẹt hay không  hoặc điều chỉnh lại độ cao guốc phanh của 2 bánh xe phía trước.

1.8. BÀN ĐẠP PHANH BỊ CỨNG 

Để có thể giúp hỗ trợ lực phanh thì thông thường sẽ có bầu trợ lực phanh, do đó bạn không cần phải tác động quá nhiều lực lên pedal phanh mà lúc này phanh nó vẫn ăn và hoạt động bình thường.

Khi pedal có hiện tượng cứng hơn chứng tỏ bộ phận bầu lực phanh đang bị hỏng. Khi xe có hiện tượng này xảy ra bạn có thể cần lập tức phải thay ngay bầu lực phanh mới hoặc nên kiểm tra đường ống chân không của bầu lực phanh có tốt hay không.

1.9. BỊ BÓ PHANH

Bó phanh xảy ra do sự cố trong thao tác phanh như: điều chỉnh sai phanh tay, phanh chân không đúng, lò xo trong má phanh bị hư, kẹt xilanh, hỏng xilanh tổng, khô dầu ắc quy,… Mặc dù tài xế đã thôi tác động lực lên bàn đạp phanh nhưng phanh vẫn không chịu nhả.

Tình trạng bó phanh diễn ra khá phổ biến, do đó các tài xế xe oto cần cần nắm bắt dấu hiệu để có hướng khắc phục nhanh chóng, hiệu quả. Xem chi tiết: Nguyên nhân phan bị bó cứng và cách khắc phục

2. LƯU Ý KHI SỬA CHỮA HỆ THỐNG MÁ PHANH XE Ô TÔ

Má phanh là một trong những phụ tùng quan trọng nhất trong hệ thống phanh ô tô, chúng giúp quá trình phanh thắng an toàn và quyết định khá lớn đến tốc độ dừng của xe. Sau một thời gian sử dụng, má phanh ô tô sẽ dần bị mòn, hư hỏng và cần được thay thế kịp thời. Vì vậy, bạn cần lưu ý về một số điểm sau:

Kiến Thức Về Má Phanh Ô Tô
Má Phanh Ô Tô

2.1. NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHIẾN MÁ PHANH BỊ MÒN NHANH CHÓNG 

  • Phanh gấp, phanh giật cục là khiến má phanh nhanh chóng bị mòn, hỏng kẹp phanh.
  • Rà phanh trên đường dốc sẽ khiến nhiệt độ phanh tăng cao và gây ra hư hỏng. Đặc biệt, khi nhiệt độ má phanh lên đến 600-700⁰C thì sẽ gây ra hiện tượng mất phanh và dễ gây nên tai nạn.
  • Thường xuyên chở quá tải cũng ảnh hưởng đến quá trình phanh thắng và giảm tuổi thọ má phanh.

2.2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MÁ PHANH HƯ HỎNG 

  • Phanh bị lệch: Xe ô tô có xu hướng bị lệch (bên trái hoặc bên phải) khi đạp phanh thì có thể má phanh đang bị hư hỏng. Nếu không được thay mới thì sẽ dễ xảy ra hiện tượng mất lái.
  • Cảnh báo của cảm biến báo mòn: Má phanh ô tô thường được gắn thêm một bộ phận cảm biến, khi má phanh bị mòn quá mức chuẩn thì cảm biến sẽ có cảnh báo.
  • Một số dấu hiệu khác như: Đạp phanh không có lực, Phanh cứng, Bó phanh, Phanh mất độ bám,…

Nếu nhận thấy có dấu hiệu má phanh hư hỏng, bạn cần đến ngay gara để kiểm tra để đảm bảo an toàn.

3. CHÚ Ý THỜI ĐIỂM KIỂM TRA, THAY THẾ MÁ PHANH

Cho dù sử dụng xe cẩn thận và không thấy bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào của má phanh thì bạn cũng cần kiểm tra xe ô tô định kỳ theo các mốc sau:

  • Sau mốc 80.000km hoặc sau 2 năm sử dụng xe.
  • Nên kiểm tra sớm hơn nếu sử dụng ô tô trong khu vực đông dân cư, thường xuyên tắc đường.
Ưu Nhược Điểm Các Loại Má Phanh Ô Tô
Các Loại Má Phanh Ô Tô

Lưu ý, trên thị trường hiện có khá nhiều loại má phanh dành cho ô tô như:

  • Má phanh kim loại: được làm từ kim loại, hoạt động tốt cả ở nhiệt độ cao.
  • Má phanh gốm: được làm từ sợi đồng và sợi ceramic trộn lẫn với nhau, sử dụng tốt và có độ bền cao.
  • Má phanh hữu cơ: được làm từ sợi hữu cơ phi kim, sử dụng êm và ít gây tiếng ồn.

Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện kinh tế mà bạn nên lựa chọn loại má phanh cho phù hợp.

Hotline tư vấn dịch vụ sửa chữa tại Garage VES

Holine : 03.4224.8182 Mr SANG
Bình luận bài viết (0 bình luận)

error: Content is protected !!
Đặt Lịch Hẹn