CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ 4 DẤU HIỆU HƯ HỎNG BẦU TRỢ LỰC PHANH

Rate this post

CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ 4 DẤU HIỆU HƯ HỎNG BẦU TRỢ LỰC PHANH

Bầu trợ lực phanh là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống phanh trên xe ô tô. Bộ phận này có tác dụng làm tăng lực đạp chân phanh để giúp người lái thực hiện thao tác đạp phanh được dễ dàng hơn. Vậy bầu trợ lực phanh có cấu tạo như thế nào, nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Bầu trợ lực phanh là gì?

Bầu trợ lực phanh (hay còn gọi là bầu trợ lực chân không hay bầu hơi trợ lực) là bộ phận có vai trò khuếch đại lực đạp chân phanh. Nhờ có bầu trợ lực phanh mà người lái không phải tốn quá nhiều công sức khi nhấn bàn đạp phanh. Hệ thống trợ lực phanh ô tô hoạt động theo nguyên lý tận dụng sự chênh lệch giữa chân không động cơ và áp suất khí quyển.

Bầu trợ lực phanh hoạt động dựa vào sự chênh lệch giữa chân không và áp suất khí quyển (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bầu trợ lực phanh hoạt động dựa vào sự chênh lệch giữa chân không và áp suất khí quyển (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bầu trợ lực phanh được lắp đặt giữa bàn đạp phanh và xi lanh tổng với nhiệm vụ giảm bớt đi phản lực của bàn đạp phanh và khuếch đại lực ép từ bàn đạp phanh giúp người lái thực hiện thao tác đạp phanh một cách nhẹ nhàng hơn.

2.Cấu tạo của bầu trợ lực phanh ô tô

Cấu tạo của bầu trợ lực phanh ô tô bao gồm các bộ phận như sau:

  • Thanh điều khiển van không khí
  • Cần đẩy
  • Piston hỗ trợ lực
  • Thân bộ trợ lực
  • Màng ngăn
  • Lò xo màng
  • Thân van
  • Đĩa phản lực
  • Bộ lọc khí
  • Phớt thân bộ trợ lực
  • Buồng áp suất biến đổi
  • Buồng áp suất không đổi
  • Van một chiều
Cấu tạo của bầu trợ lực phanh xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Interney)
Cấu tạo của bầu trợ lực phanh xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Interney)

3. Nguyên lý hoạt động của bầu trợ lực phanh ô tô 

Nguyên lý bộ trợ lực phanh là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực tỷ lệ thuận với lực nhấn của bàn đạp để điều khiển các phanh. Cụ thể bầu trợ lực phanh hoạt động trong các trường hợp như sau:

3.1. Khi không đạp phanh

Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò xo phản hồi của van không khí kéo về bên phải. Van điều chỉnh bị lò xo van điều chỉnh đẩy sang trái. Điều này làm cho van không khí tiếp xúc với van điều chỉnh để không khí bên ngoài đi qua lưới lọc bị chặn lại không vào được buồng áp suất biến đổi.

Bầu trợ lực phanh hoạt động trong điều kiện không đạp phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bầu trợ lực phanh hoạt động trong điều kiện không đạp phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi không đạp phanh, van chân không của thân van bị tách khỏi van điều khiển, tạo ra một lối thông giữa lỗ A và lỗ B. Vì luôn luôn tồn tại chân không trong buồng áp suất không đổi nên cũng có chân không trong buồng áp suất biến đổi và thời điểm này. Vì vậy lò xo màng ngăn đẩy piston sang bên phải.

3.2. Khi đạp phanh

Khi bàn đạp phanh, cần điều khiển van đẩy van không khí làm nó dịch chuyển sang bên trái. Lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí chuyển chuyển sang bên trái cho đến khi nó tiếp xúc với van chân không. Chuyển động này bị kín lỗ thông giữa lỗ A và lỗ B.

Bầu trợ lực phanh hoạt động khi nhấn chân phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bầu trợ lực phanh hoạt động khi đạp chân phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Van không khí tiếp tục dịch chuyển sang bên trái, nó càng rời xa van điều chỉnh làm cho không khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến đổi qua lỗ B (sau khi qua lưới lọc không khí). Độ chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất biến đổi làm cho piston dịch chuyển về bên trái làm cho đĩa phản lực đẩy cần đẩy trợ lực về bên trái và làm tăng lực phanh.

3.3. Khi nhấn giữ phanh

Khi piston bàn đạp phanh nửa chứng, cần điều khiển van và van không khí ngừng dịch chuyển nhưng piston vẫn tiếp tục di chuyển sang bên trái do độ chênh lệch áp suất. Lò xo van điều khiển làm cho van này tiếp xúc với van chân không, nhưng nó dịch chuyển theo piston.

Bầu trợ lực phanh hoạt động khi nhấn giữ phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bầu trợ lực phanh hoạt động khi nhấn giữ phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì van điều khiển dịch chuyển sang bên trái và tiếp xúc với van không khí, không khí bên ngoài bị chặn không vào được buồng áp suất biến đổi nên áp suất bên trong buồng áp biến đổi vẫn ổn định. Vì thế, có một số chênh áp suất không thay đổi giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi làm cho piston ngừng dịch và duy trì lực phanh này.

3.4. Khi đạp tối đa lực phanh

Khi bàn đạp phanh xuống hết mức, van không khí sẽ dịch chuyển hoàn toàn ra khỏi van điều khiển, buồng áp suất thay đổi được nạp đầy không khí từ bên ngoài và độ chênh áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi là lớn nhất tạo ra tác dụng cường hóa lớn nhất lên piston.

Bầu trợ lực phanh hoạt động trong điều kiện nhấn giữ chân phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Bầu trợ lực phanh hoạt động trong điều kiện đạp tối đa lực phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau đó, mặc dù có thêm lực tác động lên bàn đạp phanh, tác dụng cường hóa lên piston vẫn giữ nguyên và lực bổ sung chỉ tác động lên cần đẩy bộ trợ lực và truyền đến xi lanh chính.

3.5. Khi nhả phanh và cơ cấu khi không có chân không 

Nếu vì một nguyên nhân nào đó khiến chân không không tác động vào bộ trợ lực phanh sẽ không có sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi (do cả hai sẽ được nạp đầy không khí từ bên ngoài. Khi bộ trợ lực phanh ở vị trí OFF (tắt), piston được lò xo màng ngắn đầy về bên phải khi đó phanh được nhả ra.

bầu trợ lực phanh hoạt động khinhả chân phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)
bầu trợ lực phanh hoạt động khinhả chân phanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, khi bàn đạp phanh, cần điều khiển van tiến về bên trái và đẩy van không khí, đĩa phản hồi và cần đẩy trợ lực làm cho piston của xi lanh chính tác động lực phanh lên phanh. Đồng thời van không khí đẩy vào chốt chặn lắp trong thân van. Do đó, piston cũng thắng lực của lò xo màng ngăn và dịch chuyển về bên trái. Các phanh vẫn duy trì hoạt động kể cả khi không có chân không tác động vào bộ trợ lực phanh. Tuy nhiên, vì bộ trợ lực phanh không làm việc nên người dùng sẽ cảm thấy bàn đạp phanh bị “nặng”.

4. Những dấu hiệu bầu trợ lực phanh ô tô bị hư hỏng

4.1. Pedal phanh cứng, nặng

Khi pedal gặp vấn đề, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được bởi nó sẽ trở nên cứng, nặng hơn bình thường. Lúc này bạn cần phải tác động một lực mạnh lên bàn đạp thì phanh mới có thể ăn được. Do đó, trong quá trình sử dụng nếu cảm nhận thấy bàn đạp phanh bị cứng hơn thì nên đưa xe đi kiểm tra và thay thế bầu trợ lực phanh khi cần thiết.

4.2. Bàn đạp phanh cao hơn bình thường

Khi bầu trợ lực phanh bị hỏng, ngoài việc bàn đạp phanh trở nên cứng hơn thì nó còn cao hơn so với bình thường, buộc tài xế phải nâng chân cao hơn vô cùng bất tiện. Đặc biệt, trong một số trường hợp cần phải đạp phanh gấp, sự cố bất ngờ sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không đạp phanh kịp thời. Vì thế khi nhận thấy những dấu hiệu trên thì bạn cần mang ngay xe đến gara/showroom gần nhất để được hỗ trợ giải quyết.

4.3. Quãng đường phanh dài hơn

Bầu trợ lực phanh bị hỏng hóc sẽ khiến lực tác động lên má phanh bị giảm, do vậy lực đó sẽ không đủ để giúp xe dừng lại nhanh chóng như trước nên quãng đường phanh cũng dài hơn và lâu hơn.

4.4. Tốc độ động cơ không đều

Bên cạnh những dấu hiệu trên, việc tốc độ động cơ không đồng đều cũng là dấu hiệu cho thấy bầu trợ lực phanh bị hỏng. Nguyên nhân thường là do màng cao su của bầu trợ lực phanh bị hở khiến động cơ chết máy nên lúc đạp phanh thường hay có tình trạng bị khựng lại. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến động cơ bị hư hỏng nặng hơn và có thể gây nguy hiểm cho người dùng trong quá trình vận hành xe.

5. Hướng dẫn thay thế bầu trợ lực phanh ô tô đúng cách

Quy trình thay thế bầu trợ lực phanh xe ô tô đúng cách (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Quy trình thay thế bầu trợ lực phanh xe ô tô đúng cách (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để có thể thực hiện thay thế bầu trợ lực phanh ô tô đúng cách và đảm bảo an toàn, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Tắt động cơ xe, đạp vào bàn đạp phanh nhiều lần để giảm bớt độ chân không của bầu trợ lực. Sau đó khởi động lại động cơ, kiểm tra độ cao của bàn đạp rồi tắt động cơ lại.
  • Bước 2: Sử dụng dụng cụ kỹ thuật để tháo ống chân không, tháo đường dầu phanh xi lanh, phanh xi lanh tổng, tháo bàn đạp phanh.
  • Bước 3: Tháo các đai ốc giữ bầu trợ lực phanh với vách ngăn giữa khoang động cơ, cabin xe và bầu trợ lực.
  • Bước 4: Lắp bầu trợ lực phanh mới vào vách ngắn.
  • Bước 5: Gắn lại các bộ phận đã tháo ra vào vị trí cũ.
  • Bước 6: Xả gió xi lanh chính.

6. Lưu ý khi sử dụng và bảo dưỡng bầu trợ lực phanh

Kiểm tra và sửa chữa bầu trợ lực phanh khi bị hư hỏng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kiểm tra và sửa chữa bầu trợ lực phanh khi bị hư hỏng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi sử dụng và bảo dưỡng bầu trợ lực phanh ô tô bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Hệ thống phanh trong khi làm việc luôn chịu áp lực và nhiệt độ cao do lực ma sát sinh ra dẫn đến có thể làm hỏng hóc các bộ phận trong hệ thống. Vì thế bạn nên thường xuyên bảo dưỡng định kỳ bộ phận bầu trợ lực phanh để kịp thời phát hiện những hư hỏng sửa chữa, thay thế kịp thời.
  • Khi lái xe, bạn nên tách hoạt động phanh và bẻ lái để đạt được độ bám lớn nhất giữa bánh xe và mặt đường. Việc thực hiện đồng thời cả 2 động tác này sẽ làm cho xe bị trượt và chuyển hướng kém, xe khó có thể giảm được tốc độ. Việc tách hoạt động phanh và bẻ lái xe cũng giúp tăng tuổi thọ, chất lượng sử dụng của bầu trợ lực chân không.
  • Khi nhận thấy các dấu hiệu hư hỏng bầu trợ lực phanh, bạn nên sửa chữa/thay thế tại các gara/showroom uy tín, sử dụng phụ tùng chính hãng. Bên cạnh đó bạn nên kiểm tra xi lanh tổng phanh không bị chảy dầu bởi khi dầu thủy lực từ xi lanh tổng phanh bị chảy có thể làm hỏng bầu trợ lực phanh mới.

Hotline tư vấn dịch vụ sửa chữa tại Garage VES

Holine : 03.4224.8182 Mr SANG
Bình luận bài viết (0 bình luận)

error: Content is protected !!
Lên đầu trang