DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VAN HẰNG NHIỆT Ô TÔ BỊ LỖI VÀ CÁCH SỬ LÝ

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VAN HẰNG NHIỆT Ô TÔ BỊ LỖI VÀ CÁCH SỬ LÝ

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VAN HẰNG NHIỆT Ô TÔ BỊ LỖI VÀ CÁCH SỬ LÝ

Van hằng nhiệt ô tô bị lỗi khi cơ cấu cánh van và độ đàn hồi thân van làm việc kém, chất làm mát trong thân van bị rò rỉ ra bên ngoài, dẫn đến hiện tượng van đóng hoặc mở không được, gây ảnh hưởng tới quá trình vận hành của động cơ, tiêu hao nguyên liệu, tăng ô nhiễm môi trường và giảm độ an toàn trong quá trình điều khiển xe. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết van hằng nhiệt ô tô đang bị lỗi?

Van hằng nhiệt ô tô là chi tiết nhỏ trong hệ thống làm mát của động cơ. Tuy nhiên chi tiết này lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết nhiệt độ của động cơ cũng như hỗ trợ động cơ vận hành ổn định, hiệu quả. Trong quá trình lưu thông, nếu van hằng nhiệt bị lỗi mà người lái không phát hiện kịp thời sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho người điều khiển xe và những người xung quanh. Vậy làm thế nào để nhận biết được van hằng nhiệt ô tô bị lỗi, biện pháp xử lý ra sao?

1. VAN HẰNG NHIỆT 

1.1 KHÁI NIỆM

Van hằng nhiệt ô tô là một bộ phận nhỏ trong hệ thống làm mát động cơ ô tô. Tuy nhiên đây lại là chi tiết tác động đến việc ổn định nhiệt độ động cơ, tiết kiệm nhiên liệu và gia tăng tuổi thọ, độ bền cho xe ô tô.

Cấu tạo của van hằng nhiệt

  • Van chính: Kiểm soát dòng chảy của nước làm mát trong động cơ. Khi nhiệt độ trong hệ thống làm mát gia tăng, van dần mở ra, xả nhiều nước làm mát đến bộ tản nhiệt hơn.
  • Van thứ cấp: Khi van thứ cấp mở nước làm mát di chuyển qua bộ tản nhiệt, lưu thông theo một chu trình khép kín. Trường hợp nhiệt độ chất làm mát tăng lên, van đóng lại,  nước làm mát di chuyển đến bộ tản nhiệt động cơ. Động cơ có thể nhanh chóng nóng lên nếu nước làm mát không đi đến bộ tản nhiệt kịp thời.
  • Xi lanh nạp: Nhiệt độ nước làm mát tăng lên, xi lanh nạp đầy sáp tan chảy, làm cho van chính mở, nước làm mát di chuyển trực tiếp vào bộ tản nhiệt. Trường hợp nước làm mát thấp, sáp ở trạng thái rắn, van xả của bộ tản nhiệt sẽ mở.
  • Con dấu: Ngăn chặn bất kỳ dòng chảy của chất làm mát đi qua van chính.
  • Lò xo: Khi nhiệt độ nước làm mát giảm xuống một mức quy định (khoảng dưới 87 độ C), lò xo sẽ đưa van chính trở về vị trí đóng.
Van hằng nhiệt ô tô là một bộ phận quan trọng hỗ trợ điều tiết nhiệt độ động cơ
Van hằng nhiệt ô tô là một bộ phận quan trọng hỗ trợ điều tiết nhiệt độ của động cơ (Nguồn: Sưu tầm)

1.2 TÁC DỤNG CỦA VAN HẰNG NHIỆT 

Van hằng nhiệt ô tô có nhiệm vụ điều chỉnh dòng nước làm mát chảy tới động cơ, điều hòa nhiệt độ, kiểm soát quá trình tải nhiệt của động cơ. Khi xe ô tô mới khởi động, van hằng nhiệt đóng không cho dòng nước đi ra ngoài. Khi động cơ đã đạt tới nhiệt độ phù hợp, van hằng nhiệt sẽ tiến hành mở, cho phép dòng nước đi ra, lưu thông vào két tản nhiệt, hỗ trợ động cơ ô tô không bị quá tải nhiệt trong quá trình hoạt động.

2. DẤU HIỆU VAN HẰNG NHIỆT Ô TÔ BỊ LỖI

2.1 CHỈ SỐ ĐO NHIỆT ĐỘ CAO HƠN HOẶC THẤP HƠN SO VỚI BÌNH THƯỜNG

Nếu như van hằng nhiệt ô tô hoạt động bình thường, khi mới khởi động xe, kim đồng hồ đo nhiệt độ ở đầu lạnh sẽ dần dần tăng lên cho đến khi đạt đến điểm giữa của đồng hồ đo, đó là nhiệt độ hoạt động tối ưu của động cơ.

Trong trường hợp van hằng nhiệt ô tô bị lỗi kẹt đóng, bộ phần này sẽ ngăn không cho dung dịch làm mát chảy vào động cơ. Điều này có nghĩa là đồng hồ đo nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng cho đến khi đạt tới đầu nóng. Nếu chủ xe ô tô tiếp tục điều khiển xe tại thời điểm đó, khả năng hư hỏng động cơ của xe sẽ càng tăng cao, gây mất an toàn cho những người ngồi trên xe.

Do đó người điều khiển xe phải luôn theo dõi đồng hồ đo nhiệt độ động cơ. Khi nhận thấy nhiệt độ tăng cao hơn bình thường thì người lái nên tấp vào lề để động cơ hạ nhiệt.

Trong trường hợp van hằng nhiệt ô tô bị lỗi kẹt mở, kim đồng hồ đo nhiệt độ di chuyển lên chậm hơn nhiều so với bình thường và có khả năng dừng lại trước khi về điểm giữa trên đồng hồ đo.

Người điều khiển xe nếu nhận thấy điều này thì hãy thử quây lò sưởi xe. Nếu không có không khí ấm thoát ra khỏi lỗ thông hơi, thì khả năng van hằng nhiệt ô tô bị lỗi là rất cao.

2.2 THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ ĐỘT NGỘT BÊN TRONG XE

Nhiệt độ trong xe giảm xuống rất thấp, sau đó đột ngột tăng vọt lên rất cao là dấu hiệu dễ nhận biết van hằng nhiệt ô tô bị lỗi. Nếu nhiệt độ trong xe thay đổi đột ngột mà hệ thống không đưa ra bất cứ cảnh báo nào thì  đồng nghĩa với việc van hằng nhiệt của ô tô đã xảy ra lỗi.

2.3 RÒ RỈ CHẤT LÀM MÁT 

Chất làm mát rò rỉ ra bên ngoài có thể là dấu hiệu van hằng nhiệt ô tô bị lỗi
Chất làm mát rò rỉ ra bên ngoài là một trong những dấu hiệu nhận biết van hằng nhiệt ô tô bị lỗi (Nguồn: Sưu tầm)

Trong trường hợp van hằng nhiệt ô tô không xảy ra lỗi kẹt đóng thì khi động cơ bị nóng sẽ có chất làm mát chảy về phía động cơ. Tuy nhiên, van hằng nhiệt bị lỗi đã chặn chất làm mát đi vào động cơ. Điều này làm cho dung dịch làm mát tràn ra khỏi hệ thống điều nhiệt.

Nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra, ống nước làm mát của xe sẽ là thứ tiếp theo bị rò rỉ. Cách nhanh nhất để biết ô tô có bị rò rỉ chất làm mát hay không là kiểm tra bên dưới xe. Nếu thấy chất lỏng màu xanh lá cây hoặc màu đỏ rò rỉ ra bên ngoài, làm ố bề mặt bên dưới, thì chắc chắn van hằng nhiệt ô tô đã gặp trục trặc.

2.4 TIẾNG ỒN TỪ BỘ TẢN NHIỆT

Nếu sự thay đổi nhiệt độ trong ô tô không đủ lớn để người điều khiển xe có thể nhận ra thì những tiếng ồn giống như âm thanh gõ, âm thanh sôi hoặc âm thanh ục ục phát ra từ bộ tản nhiệt, động cơ hoặc cả hai là dấu hiệu nhận biết van hằng nhiệt ô tô bị lỗi.

2.5 SỰ CỐ MÁY SƯỞI 

Vào những ngày nắng nóng, người điều khiển xe lại cảm thấy lạnh thay vì nóng. Điều này có nghĩa van hằng nhiệt ô tô đang bị lỗi kẹt ở vị trí mở. Chất làm mát liên tục lưu thông vào động cơ, ngay cả khi động cơ không cần. Vậy nên, dù có bật lò sưởi bên trong cabin xe thì không khí mát sẽ tiếp tục đi ra từ các lỗ thông gió và dù có tăng nhiệt độ lò sưởi thì vẫn không làm nhiệt độ bên trong xe nóng lên được.

3. HƯỚNG DẪN SỬ LÝ VAN HẰNG NHIỆT BỊ LỖI 

Thay nắp bộ tản nhiệt

Nếu nghi ngờ van hằng nhiệt ô tô bị lỗi, hãy tháo nắp bộ tản nhiệt và khởi động động cơ, quan sát xem chất làm mát có bị xoáy/chảy ngay lập tức hay không.

Nếu chất làm mát không chảy sau 10 phút hoặc lâu hơn và tiếp tục bị ứ đọng sau khi đồng hồ đo nhiệt độ hiển thị động cơ đang nóng, điều này nghĩa là van hằng nhiệt đang kẹt. Cách xử lý nhanh nhất là tắt động cơ, thay nắp bộ tản nhiệt.
Thay chất làm mát hoặc van hằng nhiệt ô tô

Chất làm mát nhiễm bẩn có thể là nguyên nhân ảnh hưởng tới van hằng nhiệt ô tô
Chất làm mát nhiễm bẩn là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng van hằng nhiệt bị lỗi (Nguồn: Sưu tầm)

Lỗi van hằng nhiệt ô tô xảy ra có thể do chất lỏng bị nhiễm bẩn hoặc đơn giản là van hằng nhiệt ô tô cũ, lò xo yếu. Nhiễm bẩn xuất hiện khi chất làm mát không tương thích được trộn lẫn với chất làm mát cũ hoặc các chất dạng hạt từ các miếng đệm hoặc nơi khác bị vỡ ra.

Ngoài ra, sau một thời gian dài sử dụng van hằng nhiệt ô tô sẽ bị hao mòn, cũ và lò xo yếu, công suất hoạt động giảm, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của động cơ. Cách tốt nhất để xử lý những trường hợp nay là thay chất làm mát hoặc thay van hằng nhiệt ô tô mới.

Van hằng nhiệt ô tô là một trong những bộ phận quan trọng, hỗ trợ quá trình vận hành xe ô tô một cách an toàn, hiệu quả. Do đó, nếu bắt gặp một trong những dấu hiệu van hằng nhiệt ô tô bị lỗi được nêu phía trên, chủ xe phương tiên cần đưa xe tới trung tâm bảo hành, sửa chữa để kiểm tra và khắc phục sự cố van hằng nhiệt bị lỗi.

HOTLINE TƯ VẤN DỊCH VỤ SỬA CHỮA TẠI VES VIETNAM ECU SERVICE

Holine : 03.4224.8182 Mr SANG
Bình luận bài viết (0 bình luận)

error: Content is protected !!