PHÂN BIỆT GIẢM CHẤN VÀ THANH CHỐNG TRÊN HỆ THỐNG TREO Ô TÔ

Rate this post

PHÂN BIỆT GIẢM CHẤN VÀ THANH CHỐNG TRÊN HỆ THỐNG TREO Ô TÔ

Hệ thống giảm chấn và thanh chống trong hệ thống treo có vai trò giúp xe hoạt động êm ái và nhẹ nhàng khi di chuyển qua các địa hình không bằng phẳng. Nắm rõ thông tin phân biệt giảm chấn và thanh chống trong hệ thống treo ô tô giúp người dùng có phương hướng bảo dưỡng phù hợp.

Hệ thống treo là bộ phận đặt phía trên cầu trước và cầu sau của xe, kết nối vỏ khung ô tô với các cầu, nhờ đó phương tiện có thể vận hành êm ái và ổn định. Ngoài ra, hệ thống này còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lực và mô-men từ bánh xe lên khung hoặc vỏ xe. Trong đó, giảm chấn và thanh chống được ví như “trợ thủ đắc lực” giúp hệ thống treo hoạt động hiệu quả. Vậy phân biệt giảm chấn và thanh chống trong hệ thống treo ô tô trên những khía cạnh nào?

Cách phân biệt giảm chấn và thanh chống trong hệ thống treo ô tô
                                          Giảm chấn và thanh chống là 2 bộ phận quan trọng trong hệ thống treo ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

1. PHÂN BIỆT GIẢM CHẤN VÀ THANH CHỐNG TRÊN HỆ THỐNG TREO – NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Hệ thống giảm chấn và thanh chống đều sở hữu những cấu tạo và chức năng riêng biệt. Do vậy, nguyên lý hoạt động của 2 bộ phận này cũng được thực hiện tách rời theo cách thức khác nhau.

1.1. GIẢM CHẤN Ô TÔ

Giảm chấn ô tô còn được biết với tên gọi khác là giảm xóc hoặc phuộc. Trên ô tô thường được trang bị 1 bộ giảm xóc để cải thiện tình trạng rung, lắc khi phương tiện vận hành trên đường.

Giảm xóc hoạt động dựa trên nguyên lý dịch chuyển của chất lỏng trong chu trình nén và dãn. Thông qua dung môi dầu giảm chấn, bộ giảm xóc hình thành lực điều khiển làm chuyển động lò xo bằng cách chuyển hóa động năng thành nhiệt năng. Theo đó, lực cản được tạo ra sẽ tỷ lệ thuận với tốc độ của hệ thống treo, số lượng và kích thước của các lỗ trong piston.

Bên cạnh bộ phận giảm xóc, hệ thống giảm chấn cũng được trang bị nhằm hạn chế sự rung lắc của phương tiện. Thông qua sự “nhanh nhạy” với vận tốc, bộ giảm xóc có thể tự điều chỉnh lực theo điều kiện đường di chuyển. khác nhau.

Công dụng của giảm chấn ô tô khi xe di chuyển trên đường nhiều chướng ngại vật
                                          Giảm chấn ô tô giúp phương tiện giảm rung, lắc khi vận hành trên đường không bằng phẳng (Nguồn: Sưu tầm)

1.2. THANH CHỐNG TRÊN Ô TÔ

Thanh chống là bộ phận có tác dụng nâng đỡ nhằm giảm sức nặng lên thân xe, từ đó làm giảm dao động, giúp phương tiện di chuyển êm ái. Ngoài ra, bộ phận này còn đảm nhiệm một phần nhiệm vụ giảm xóc, cải thiện khả năng điều khiển và đánh lái của xe.

Ô tô có thể được trang bị giảm xóc ở bánh trước và thanh chống ở phía sau hoặc theo thiết kế riêng của phương tiện. Theo đó, trên ô tô cũng sẽ được trang bị thêm 1 bộ điều khiển hành trình để xe vận hành trơn tru. Hiện nay, đa số thanh chống đều có khả năng nhạy cảm với vận tốc và lực cản của xe. Điều này giúp bộ phận có thể tự động điều tiết lực theo tốc độ của hệ thống treo.

 Phân biệt giảm chấn và thanh chống trong hệ thống treo ô tô về công dụng
                                 Thanh chống trên ô tô có tác dụng nâng đỡ hệ thống treo nhằm giảm sức nặng lên thân và lốp xe (Nguồn: Sưu tầm)

2. PHÂN BIỆT GIẢM CHẤN VÀ THANH CHỐNG TRÊN HỆ THỐNG TREO VÀ CẤU TẠO

Giữ vai trò riêng biệt nên giảm chấn và thanh chống cũng được cấu tạo với những chi tiết khác nhau. Cụ thể:

2.1 CẤU TẠO CỦA GIẢM CHẤN:

Hiện nay, các đơn vị sản xuất ô tô đều sử dụng giảm chấn bơm dầu. Bộ phận này có cấu tạo như sau:

  • 1 piston gắn tại đầu cuối cốt nhún, di chuyển trong xi lanh: Có dạng hình trụ rỗng ruột, được khoét các lỗ tiết lưu. Đầu còn lại của piston gắn vít chặt trên miếng sắt hình chữ A để tránh bị rơi khi hoạt động.
  • 1 xi lanh phía trong di chuyển piston: Có thể chứa khoảng 100 – 125 cc dầu nhớt.
  • 1 van tiết lưu: Được làm từ nhôm hoặc thau với thiết kế nằm giữa cốt lún và xi lanh, giúp kiềm và hướng dẫn piston lên xuống.
  • 1 phốt nhớt: Giữ cho nhớt không bị trào ra ngoài khi xe hoạt động.
  • 1 phe gài chặn chốt liên kết giữa nhún và xi lanh.
  • Ống bọc lò xo nhún được làm từ cao su.
Cấu tạo của hệ thống giảm chấn trên ô tô có gì khác thanh chống
                                                       Giảm chấn ô tô có cấu tạo phức tạp và cần lắp ráp nhiều chi tiết (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. CẤU TẠO CỦA THANH CHỐNG: 

Một bộ thanh chống hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo gồm 2 bộ phận:

  • Vỏ thanh chống có nhiệm vụ như 1 chiếc giá đỡ cho cụm hệ thống treo. Đáy của thân thanh chống gắn với côn lái và được nối với thanh đòn thông qua khớp bi dưới.
  • Bộ giảm chấn bên trong vỏ điều khiển lò xo và chuyển động của hệ thống treo. Thông thường, bộ lò xo được sử dụng trong thanh chống là lò xo dạng cuộn.
So sánh cấu tạo và công dụng của hệ thống thanh chống ô tô và giảm chấn
                                               Thanh chống ô tô có cấu tạo gồm vỏ thanh chống và bộ giảm chấn bên trong (Nguồn: Sưu tầm)

3. PHÂN BIỆT GIẢM CHẤN VÀ THANH CHỐNG TRÊN HỆ THỐNG TREO – PHÂN LOẠI

Dù cùng được đặt trong hệ thống treo nhưng giảm chấn và thanh chống đều giữ vai trò, chức năng riêng biệt. Nắm rõ phân loại của từng bộ phận giúp chủ phương tiện có cái nhìn tổng quan về hệ thống xe.

3.1. GIẢM CHẤN Ô TÔ

Giảm chấn có vai trò giảm rung lắc khi phương tiện di chuyển, giúp lốp luôn đạt trạng thái tốt nhất khi tiếp xúc với mặt đường. Do đó, giảm chấn thường có 1 độ cứng nhất định để chịu lực từ xe. Có 3 loại giảm chấn chính thường được dùng trong hệ thống treo ô tô, cụ thể:

  • Giảm chấn ống đơn

Là loại giảm chấn phổ biến trong các dòng ô tô hiện nay. Cấu tạo của giảm chấn ống đơn gồm 1 ống thép, 1 thanh và piston được lắp đặt bên trong. Khi xe di chuyển trên đoạn đường nhiều chướng ngại vật, pít-tông sẽ được đẩy lên, sau đó nén xuống từ từ bằng khí để nâng cao quá trình giảm xóc.

  • Giảm chấn kép 

Có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính: ống ngoài, ống nén (xi lanh), piston, van (được đặt tại đầu dưới của cần piston). Buồng chứa trong xi lanh lưu trữ ⅔  chất lỏng hấp thụ chấn động, ⅓ còn lại là không khí ở mức áp suất (từ 3 – 6 kgf/cm2).

  • Giảm chấn cuộn (giảm chấn lò xo)

Giảm chấn cuộn (giảm chấn lò xo) thường được đặt tại vị trí phía trước xe ô tô. Giảm chấn lò xo được làm từ hợp kim cao cấp và có khả năng hồi phục về trạng thái ban đầu sau khi biến dạng. Bên cạnh đó, bên ngoài của lò xo được phủ 1 lớp sơn tĩnh điện, giúp bộ phận hạn chế tình trạng hoen gỉ, gia tăng độ bền bỉ.

Phân loại hệ thống giảm chấn ô tô 
                                                             Giảm chấn ô tô được thiết kế với độ chịu lực bền bỉ (Nguồn: Sưu tầm)

3.2. HỆ THỐNG THANH CHỐNG 

Thanh chống MacPherson là loại được sử dụng phổ biến trên các mẫu ô tô hiện nay. Thanh chống này có ưu điểm chịu lực tốt, độ bền cao do được kết hợp thêm lò xo giúp tăng độ đàn hồi. Ngoài ra, so với giảm chấn, thanh chống có kích thước nhỏ hơn. Vì vậy, bộ phận này thường được trang bị trên các mẫu xe có hệ thống treo nén.

4. PHÂN BIỆT GIẢM CHẤN VÀ THANH CHỐNG TRÊN HỆ THỐNG TREO – THIẾT KẾ

Thiết kế là một trong những khía cạnh rõ nét để phân biệt giảm chấn và thanh chống trong hệ thống treo ô tô. Thông thường, ô tô sẽ được trang bị 1 giảm chấn và thanh chống tại 4 bánh xe. Tuy nhiên, nhằm tối giản hóa cấu tạo phương tiện, các đơn vị sản xuất hiện nay chỉ trang bị trên ô tô 1 thanh chống ở phía trước và 1 giảm chấn ở phía sau.

Phân biệt hệ thống giảm chấn và thanh chống trong hệ thống treo ô tô về thiết kế 
                                             Giảm chấn và thanh chống trên ô tô được thiết kế dựa trên cấu tạo phương tiện (Nguồn: Sưu tầm)

5. CÁCH KIỂM TRA HỆ THỐNG GIẢM CHẤN Ô TÔ VÀ THANH CHỐNG ĐỂ DUY TRÌ SỰ ỔN ĐỊNH

Sau một thời gian hoạt động, thanh chống và giảm chấn có thể bị hao mòn và hư hỏng. Lúc này, phương tiện sẽ xảy ra tình trạng rung, lắc, không cân bằng giữa các bánh khi vận hành tại những khu vực đường xấu, nhiều chướng ngại vật.

Để bảo đảm 2 bộ phận này luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất, chủ xe nên tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo từ Nhà sản xuất. Đồng thời, các bộ phận như cao su càng A, thanh cân bằng, giảm chấn phuộc, bát bèo phuộc… cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng.

Việc kiểm tra, bảo dưỡng xe thường xuyên sẽ giúp người dùng sớm phát hiện những hư hỏng như nứt gãy phuộc, bong tróc cao su, rò rỉ dầu phuộc, tuột rotuyn ô tô,… Từ đó, người dùng đưa ra phương án sửa chữa, thay mới để đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Trường hợp chủ xe nhận thấy phương tiện có tiếng động lạ phát ra, hãy thực hiện thêm dầu vào giảm chấn và thanh chống. Hoặc nếu nhận thấy các phuộc giảm chấn và rotuyn bị rò rỉ dầu, chủ xe nên thực hiện thay mới nhanh chóng.

Bên cạnh đó, độ nảy của phuộc và lò xo giảm xóc cũng cần được kiểm tra thường xuyên. Khi kiểm tra, nếu nhận thấy hệ thống treo nảy 2 lần, có nghĩa hệ thống vẫn đang hoạt động ổn định. Ngược lại, nếu xe nảy lên nhiều lần, điều này có nghĩa hệ thống treo đang gặp vấn đề. Lúc này, chủ xe cần thực hiện thay thế các chi tiết cần thiết như cao su hoặc phuộc… để không ảnh hưởng tới khả năng vận hành của phương tiện.

Cách kiểm tra hệ thống giảm chấn và thanh chống trong hệ thống treo ô tô phát hiện sớm hỏng hóc
               Người dùng cần thường xuyên kiểm tra giảm chấn và thanh chống để phát hiện sớm những hư hỏng và sửa chữa kịp thời (Nguồn: Sưu tầm)

Thông tin phân biệt giảm chấn và thanh chống trong hệ thống treo ô tô qua các khía cạnh nguyên lý hoạt động, cấu tạo, thiết kế… giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về 2 bộ phận này. Việc bảo dưỡng phương tiện thường xuyên giúp người dùng sớm phát hiện những hư hỏng để kịp thời thay mới, đảm bảo trạng thái vận hành của phương tiện.

HOTLINE TƯ VẤN DỊCH VỤ SỬA CHỮA TẠI VES VIETNAM ECU SERVICE

Hotline : 03.4224.8182 Mr SANG
Bình luận bài viết (0 bình luận)

error: Content is protected !!